Bất kỳ máy tính nào sau một thời gian dài sử dụng sẽ có hiện tượng máy tính chạy chậm, hay xảy ra lỗi vặt hoặc gặp phải sự xâm nhập trái phép của các loại mã độc. Để giải quyết tình trạng này một cách triệt để và nhanh gọn nhất thì việc reset lại máy tính sẽ la một lựa chọn hoàn hảo. Quá trình reset sẽ giúp cho máy tính của bạn quay trở về trạng thái như khi mới cài đặt hệ điều hành, giúp cho máy hoạt động trơn tru, ổn định và khắc phục được các lỗi cũng như quét sạch được các mã độc mà không phải sử dụng tới các công cụ sửa lỗi hay các trình quét virus nặng nề. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những cách reset máy tính thông qua bài viết dưới đây.
Hướng dẫn những cách reset máy tính đơn giản
1. Reset máy tính bằng chế độ Recovery được nhà sản xuất tích hợp
Chế độ Recovery thường được các nhà sản xuất tích hợp vào các máy tính xách tay hoặc các dòng máy đồng bộ. Đây là chế độ giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng khôi phục lại máy tính trở về trạng thái ban đầu khi xảy ra lỗi. Chế độ Recovery còn được gọi là chế độ khôi phục cài đặt gốc sử dụng phân vùng phục hồi do nhà sản xuất đã tích hợp sẵn 1 phân vùng trong đĩa cứng được gọi là phân vùng Recovery. Phân vùng này lưu trữ những dữ liệu cài đặt khi máy tính mới xuất xưởng, giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng đưa máy trở về trạng thái như ban đầu. Chế độ Recovery là lựa chọn nhanh chóng và đơn giản nhất đối với người sử dụng không có nhiều kinh nghiệm. Chế độ này có thể sử dụng trên hệ điều hành window 7/8/10.
Tùy theo dòng máy và nhà sản xuất mà chế độ Recovery được hiển thị hoặc ẩn khỏi màn hình khởi động. Bạn có thể tham khảo từ nhà sản xuất để biết được phím tắt truy cập vào chế độ này hoặc tham khảo danh sách phím tắt dưới đây mà chúng tôi đã tổng hợp:
Acer – Alt + F10
Asus – F9
Dell/Alienware – F8
HP – F11
Lenovo – F11
MSI – F3
Samsung – F4
Sony – F10
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những bước thao tác sử dụng chế độ Recovery để reset lại máy tính trên dòng máy tính xách tay Acer:
Bước 1: Đầu tiên bạn bật/khởi động lại máy tính. Khi máy đang khởi động và hiển thì logo của nhà sản xuất thì bạn nhấn và giữ phím F2 để truy cập vào trình cài đặt.
Bước 2: Bạn sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển đến tab Main.
Bước 3: Tại dòng D2D Recovery bạn lựa chọn Enable.
Bước 4: Bạn nhấn phím F10 và lựa chọn Yes để lưu lại cài đặt và thoát ra.
Bước 5: Khi máy tính khởi động lại sẽ truy cập vào eRecovery Management. Bạn hay nhấp chuột vào dòng Completely Restore System to Factory Defaults.
Bước 6: Tiếp theo bạn nhấn Next.
Bước 7: Tiếp tục nhấn Next.
Bước 8: Bạn nhấn vào OK để bắt đầu qua trình khôi phục. Sau khi qua trình khôi phục hoàn tất, máy tính của bạn sẽ tự khởi động lại và truy cập vào hệ điều hành. Bạn sẽ thấy máy tính của mình trở về trạng thái như khi mới xuất xưởng.
2. Sử dụng đĩa phục hồi từ nhà sản xuất (Recovery Disk)
Đĩa phục hồi là một đĩa CD hay DVD lưu trữ vật lý có chứa những thông tin và dữ liệu để người sử dụng thiết lập lại hệ điều hành trở về trạng thái ban đầu một cách nhanh chóng. Đĩa phục hồi thường được nhà sản xuất đính kèm với máy tính khi bạn mua máy có sẵn bản quyền hệ điều hành.
Sau đây là hướng dẫn reset lại máy tính bằng cách sử dụng đĩa phục hồi:
Bước 1: Bạn truy cập vào BIOS hoặc UEFI để thay đổi mức độ ưu tiên khi khởi động từ ổ đĩa quang lên mức cao nhất (lựa chọn đầu tiên) sau đó bạn lưu lại và thoát ra. Tùy theo máy tính và nhà sản xuất mà cách truy cập vào BIOS hoặc UEFI sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng hoặc truy cập trang chủ của nhà sản xuất để kiểm tra.
Bước 2: Bạn đưa đĩa cài đặt vào trong ổ quang. Lưu ý cho đĩa vào trước khi máy tinh khởi động lại.
Bước 3: Sau khi máy tính khởi động bằng đĩa phục hồi sẽ hiện ra giao diện như hình dưới. Bạn lựa chọn dòng Troubleshooting
Bước 4: Bạn tiếp tục lựa chọn dòng Reset your PC.
Bước 5: Bạn chờ cho quá trình khôi phục được tiến hành. Sau khi kết thúc quá trình, máy tính sẽ khởi động lại và truy cập vào hệ diều hành. Bạn hãy kiểm tra lại và thấy rằng máy tính đã được reset về như lúc mới cài đặt window.
3. Sử dụng tính năng Reset trên hệ điều hành Window 8/8.1/10
Để reset lại máy tính bằng tính năng Reset được tích hợp sẵn trong window bạn thao tác như sau:
Bước 1: Bạn truy cập vào mục Setting.
Bước 2: Bạn chọn mục Update & Security.
Bước 3: Trong menu Recovery bạn nhấp chuột vào nút Get Started trong mục Reset this PC.
Bước 4: Khi máy tính khởi động lại sẽ truy cập vào tính năng Reset, bạn sẽ có 2 lựa chọn sau:
Keep my files: xóa các ứng dụng và cài đặt nhưng sẽ giữ lại những file các nhân.
Remove everything: đúng như tên gọi, chức năng này sẽ xóa toàn bộ mọi thứ như các ứng dụng, tùy chỉnh cũng như các file cá nhân.
Để reset lại máy tính 1 cách triệt để nhất, bạn nên lựa chọn Remove everything.
Bước 5: Trong mục tiếp theo cũng có 2 lựa chọn là:
Just remove my files: chỉ xóa bỏ những dữ liệu cá nhân. Cách này thời gian thực hiện sẽ nhanh nhưng ít hiêu quả hơn.
Remove files and clean the drive: Lựa chọn này sẽ xóa toàn bộ dữ liệu trên máy tính. Tùy theo dung lượng dữ liệu trên máy tính của bạn mà có thể mất hàng giờ nhưng đảm bảo máy tính của bạn sẽ được khôi phục như khi mới xuất xưởng.
Bước 6: Sau khi bạn lựa chọn chế độ phù hợp và nhấn Reset, Windows sẽ khởi động lại và bắt đầu quá trình khôi phục.
Giao diện màn hình khi reset.
Lời kết
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn 3 cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để reset lại máy tính. Tùy theo nhu cầu và khả năng của mình mà các bạn có thể lựa chọn cách làm phù hợp. Nếu biết thêm cách nào khác thì bạn hãy cùng chia sẻ với chúng tôi nhé. Chúc các bạn thao tác thành công!