Trong thời đại hiện nay, việc sử dụng bộ định tuyến không dây Wifi đã trở nên rất phổ biến trong đời sống. Từ các quán café, các quán ăn, các nới đông người cho tới nhà riêng của mỗi chúng ta hầu như đều có sự hiện diện của kết nối wifi. Tuy nhiên đi cùng với sự phổ biến này thì việc xảy ra sự cố khi kết nối giữa wifi và laptop sẽ xảy ra thường xuyên hơn và gây nên sự khó chịu cho không ít người. Nguyên nhân của những lỗi này có thể là do phần cứng, do phần mềm, do môi trường hay do giưới hạn công nghệ của các thiết bị. Để có thể tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sự cố là một việc khá khó khăn đối với nhiều người sử dụng. Qua bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn tới các bạn những lỗi Laptop không bắt được wifi và cách khắc phục những lỗi đó. Mời các bạn cùng theo dõi.
Hướng dẫn khắc phục lỗi laptop không bắt được wifi
1. Lỗi chưa bật tính năng wifi trên Laptop
Nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho Laptop của bạn không thể kết nối tới wifi. Có thể do bạn sơ xuất lỡ tay tắt chức năng này hoặc do người khác đã tắt trên Laptop của bạn. Cách khắc phục rất đơn giản đó là bạn hãy bật lại chức năng này bằng phím nóng trên Laptop hoặc bạn có thể sử dụng tổ hợp phím chức năng đối với những dòng máy không có phím nóng.
Danh sách một số tổ hợp phím nóng tắt mở chức năng wifi trên các dòng máy như sau:
– Với các dòng máy nhãn hiệu Asus: Fn + F2
– Với các dòng máy nhãn hiệu Dell: Fn + F2
– Với các dòng máy nhãn hiệu Lenovo: Fn + F5
– Với các dòng máy nhãn hiệu Acer: Fn + F5
Lưu ý nếu không phù hợp bạn có thể tìm trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc tìm kiếm phím có biểu tượng cột sóng wifi trên dãy phím chức năng từ F1-F12
2. Khởi động lại Laptop
Sau một thời gian sử dụng, Laptop của bạn sẽ phát sinh ra nhiều file rác gây chậm máy hoặc tệ hơn là gây ra xung đột giữa các phần mềm hay phần cứng trong máy. Chính vì vậy ta cần khởi động lại máy tính để reset lại các logic của máy. Khi đó CPU, bộ nhớ, RAM và các thiết bị ngoại vi sẽ trở về trạng thái khởi động, xóa cách thiết lập cũ, đảm bảo trạng thái “mới”, giúp cho thiết bị hoạt động ổn định nhất và khắc phục một số lỗi hay gặp.
3. Lỗi do bộ định tuyến Wifi
Bộ định tuyến wifi giống như một máy tính thu nhỏ với các thành phần như bộ vi xử lý, RAM, ROM,… nên sẽ xảy ra trường hợp có sự xung đột hoặc sai lệnh thông tin trong quá trình hoạt động một thời gian dài. Chính vì vậy bạn nên khởi động lại bộ định tuyến sau một thời gian sử dụng để xử lý các sự cố nêu trên. Để khởi động lại bộ định tuyến bạn hãy ấn vào nút nguồn phía sau bộ định tuyến hoặc rút điện ra, chờ khoảng 1-2 phút rồi cắm lại để cho thiết bị tự khắc phục những lỗi xung đột là hoàn thành.
4. Lỗi do Driver trên Laptop
Đây là trường hợp thường gặp nhất khi bạn mới cài đặt lại hệ điều hành hoặc đôi khi sự cố xảy ra do xung đột giữa các phần mềm hoặc phần cứng, giả dụ như khi bạn lắp thêm 1 thiết bị mới vào hệ thống. Để kiểm tra xem driver của máy tính đã được cập nhật hay gặp sự cố gì bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
Đầu tiên bạn nhấp chuột phải vào biểu tượng My Computer => chọn Manager
Trong cửa sổ Manager mới xuất hiện, bạn nhấp chuột vào dòng Device Manager trong mục System Tools, chọn tiếp dòng Network adapters. Tại đây bạn kiểm tra xem nếu có biểu tượng dấu hỏi chấm màu vàng thì driver kết nội mạng trên máy tính của bạn đang gặp vấn đề.
Để xử lý sự cố thì bạn nhấp chuột phải biểu tượng dấu hỏi chấm vàn, chọn dòng Update Driver. Trong bảng Update hiện ra bạn hãy chọn vào dòng “Search automatically for updated driver software” để hệ điều hành tự động tìm kiếm và cài đặt phiên bản driver phù hợp nhất. Sau khi tải và cài đặt driver xong máy tính của bạn sẽ khắc phục được sự cố và mất đi đấu hỏi chấm vàng. Nếu cách này vẫn chưa giải quyết được thì bạn có thể tìm kiếm driver từ trang chủ của nhà sản xuất để lựa chọn ra driver phù hợp, sau đó bạn tải về và cài đặt để khắc phục sự cố.
5. Lỗi do bộ định tuyến Wifi được đặt ở nơi không phù hợp
VỊ trí đặt bộ định tuyết wifi cũng là một yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới khả năng kết nối wifi của laptop. Bạn hãy kiểm tra kết nối wifi trên laptop, nếu tín hiệu thường xuyên báo yếu, sóng lên được ít vạch thì bạn hãy nghĩ tới khả năng thay đổi lại vị trí bộ định tuyến wifi của mình. Nếu bạn đặt bộ định tuyến wifi ở nơi gần từ trường và sóng radio mạnh như lò vi sóng, tủ lạnh, đường dây điện cao áp hoặc ở nơi kín đáo, xung quanh bị cản trở thì tín hiệu sóng wifi phát ra sẽ rất yếu, thậm chí là không thể kết nối được. Nếu bạn có nhu cầu kết nối wifi ở xa thì nên sử dụng thêm bộ kích sóng để đảm bảo chất lượng tín hiệu là tốt nhất.
Lời kết
Thông qua bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn những lỗi Laptop không bắt được wifi và cách khắc phục những sự cố đó. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại cho các bạn nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích cho quá trình sử dụng máy tính của mình. Chúc các bạn thao tác thành công!